Bạch tuộc – bậc thầy ngụy trang của đại dương!

Bạch tuộc được ví như một bậc thầy của sự ngụy trang và ẩn náu quả không sai. Bạch tuộc gần như ngay lập tức có thể hòa trộn với các màu sắc, hình dáng và thậm chí các kết cấu của môi trường xung quanh. Ngay đến cả những kẻ săn mồi chuyên nghiệp của biển cả vẫn hiển nhiên bơi qua mà không hề biết đến sự hiện diện của chúng. Khi bị phát hiện, một con bạch tuộc sẽ phun ra một đám mây mực để che khuất tầm nhìn của kẻ tấn công và cũng để chúng có thời gian chạy thoát.
Bạch tuộc ẩn náu và săn mồi dưới đại dương
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào. Trí thông minh và khả năng học hỏi của bạch tuộc vẫn còn đang được các nhà sinh vật học tranh cãi. Chúng sở hữu một số đặc tính rất đặc biệt như sau:
• Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.
• Bạch tuộc có bề ngoài đặc biệt với 8 xúc tu, hơn 1000 giác mút và 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.
• Bạch tuộc thích thu thập vỏ của động vật giáp xác và những loài khác để xây thành những lâu đài bao quanh hang của chúng.
• Hầu hết các loài bạch tuộc có một phong tục rất độc đáo, sau khi giao phối xong những con cái sẽ ăn thịt luôn bạn tình của chúng.
• Bạch tuộc sở hữu tầm nhìn với độ phân giải cao, giống với con người.
• Bạch tuộc sử dụng những vòi hút để bắt lấy những động vật sống dưới đáy biển trong vùng nước nông.
Đặc biệt nhất phải kể đến món bạch tuộc ăn sống, chúng vẫn còn ngọ nguậy, các tua vẫn “uốn éo” trên dĩa dù đã được sơ chế. Hiện tượng này là do bạch tuộc sở hữu hệ thần kinh phức tạp với ba cấp độ hệ thần kinh, có đến 2/3 nơron thần kinh ở các tua. Bình thường, các tua tự mình hoạt động dưới sự kiểm soát chung của thần kinh trung ương, nên khi mất đầu, các tua vẫn có thể ngọ nguậy được trong khoảng thời gian ngắn do còn thừa năng lượng thôi. Chỉ khi hoàn toàn cạn kiệt năng lượng, bạch tuộc mới chịu bất động hoàn toàn